Máu của người nhiễm HIV có màu gì? 

Như tất cả chúngt ta đều biết HIV/AIDS là những căn bệnh thế kỉ, và sau nhiều năm nghiên cứu nền y học thế giới vẫn “bó tay” trước nó. HIV gây ra nhiều hệ luỵ xấu cho cả người nhiễm bệnh lẫn những người xung quanh. Bên cạnh những thắc mắc về căn bệnh thế kỉ này như: “ xét nghiệm viên gan B có giống xét nghiệm HIV?” hay “xét nghiệm HIV bằng nước tiểu có được không?” thì câu hỏi về “Máu của người nhiễm HIV có màu gì? “ cũng là một câu hỏi mà mọi người thắc mắc nhiều. Do đó, bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này.

Có hay không việc biến đổi màu sắc máu?

Theo các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng máu của bệnh nhân HIV không hề biến đổi màu sắc trong quá trình mắc bệnh, dù là ở bất cứ giai đoạn nào.

Khi người bệnh bị nhiễm vi rút HIV sâm nhập cơ thể, HIV sẽ tự nhân số lượng vi rút lên cả nghìn lần và bắt đầu phá huỷ các hệ thống miễn dịch, hệ thần kinh, và nội tạng, cụ thể như sau:

máu của người nhiễm hiv có màu gì
máu của người nhiễm hiv có màu gì
  •     Tàn phá hệ thống miễn dịch

Các tế bào bạch cầu CD4 + là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch và giúp duy trì khả năng của cơ thể để chống lại vi rút và vi trùng xâm nhập cơ thể. Một khi HIV xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ tự sản sinh ra hàng nghìn loại virus khác nhau làm tăng khả năng phá hủy và tổn thương các tế bào CD4 +, khiến chúng không thể chống lại vi rút HIV. Trong vòng vài tháng kể từ khi nhiễm bệnh, số lượng tế bào CD4 + chỉ giảm nhẹ xuống, bệnh nhân có các triệu chứng giống như cúm. , sốt, nhức đầu, đau bụng, đau cơ, tiêu chảy, phát ban, nổi hạch … Trong khoảng vài năm tiếp theo, tế bào CD4 + giảmmạnh gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, ho, sốt, sưng hạch bạch huyết, sụt cân. ..Khi HIV tiến triển thành AIDS, cơ thể dễ bị nhiễm trùng cơ hội. Hệ thống miễn dịch bị hư hỏng nặng. Số lượng CD4 +giảm đột ngột xuống chỉ còn khoảng 200 tế bào trong 1 mm khối máu. Bệnh nhân dễ mắc bệnh lao, ung thư và viêm phổi, và sau đó có nguy cơ tử vong rất cao.

  •     Tàn phá hệ thống hô hấp và tim mạch

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, virus HIV làm tăng nguy cơ bị cảm cúm, ho và viêm phổi, gây ra bệnh phổi cơ hội. Nếu không có những điều trị kịp thời , người bệnh rất dễ mắc các bệnh lao, viêm phổi, ung thư phổi. HIV cũng làm tăng nguy cơ tăng huyết áp động mạch phổi (PAH), gây áp lực lên tim.

  •     Tàn phá hệ thống tiêu hóa

Các bệnh phổ biến mà người nhiễm HIV hay mắc phải là nhiễm nấm Candida. Các triệu chứng của bệnh bao gồm sưng tấy và có đốm trắng trên lưỡi, gây viêm thực quản, gây khó khăn cho việc ăn uống. Người nhiễm HIV cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng do vi khuẩn Salmonella và các biến chứng nghiêm trọng như tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa … Virus HIV cũng làm giảm cảm giác thèm ăn và khó khăn trong việc ăn uống dẫn đến việc giảm cân nhanh chóng.

  •     Tàn phá hệ thống thần kinh trung ương

Mặc dù HIV không tấm công, lây nhiễm trực tiếp vào các tế bào thần kinh, nhưng nó ảnh hưởng đến các tế bào hỗ trợ xung quanh các dây thần kinh trong não và khắp cơ thể. Nhiễm HIV nặng có thể làm tổn thương các dây thần kinh, nhẹ thì ảnh hưởng đến các sợi thần kinh ngoại vi và gây đau khắp cơ thể, làm bệnh nhân suy yếu và đi lại khó khăn. Bệnh nhân cũng có thể bị giảm trí nhớ, mất ý thức, lo lắng và trầm cảm. Một số người gặp phải ảo giác, lú lẫn, các vấn đề về sức khỏe tâm thần và không thể nhìn rõ.

  •     Tàn phá da một cách nghiêm trọng

Một trong những dấu hiệu rõ ràng của HIV có thể được nhìn thấy trên ngay da của người nhiễm. Phản ứng miễn dịch suy yếu khiến người bệnh dễ bị nhiễm vi rút Herpes, gây lở loét quanh miệng, ở chân tay và bộ phận sinh dục. Người nhiễm HIV có nguy cơ mắc bệnh Zona thần kinh, phát ban sưng tấy, đau rát trên da. Ngoài ra, người bệnh có thể bị nổi các nốt sẩn, đóng vảy trên da và gây ngứa dữ dội. Nếu cố tình gãi để đỡ ngứa, người bệnh sẽ làm tăng nguy cơ mụn nước lây lan nhanh và mọc khắp cơ thể.

Hướng dẫn bạn một số cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS, Máu của người nhiễm HIV có màu gì?

Dựa vào những đường dễ lây nhiễm HIV/AIDS, ta có thể có các biện pháp phòng chống sau:

  •     HIV có tỉ lệ lây nhiễm qua đường tình dục không bảo vệ lên đến hơn 1%, và tỉ lệ này tăng lên đáng kể theo tần suất quan hệ của mỗi người. Do đó, hãy sống lành mạnh và chung thuỷ, không quan hệ bừa bãi.
  •     Nói KHÔNG với tiêm chích chất kích thích, ma tuý.
  •     KHÔNG dùng chung đồ cá nhân như dao cạo, bàn chải đánh răng…
  •     NÊN kiểm tra sức khoẻ định kì 6 tháng một lần để có những biện pháp chữa trị kịp thời nếu không may mắc phải.
Hướng dẫn bạn một số cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS
Hướng dẫn bạn một số cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS

Địa chỉ khám sức khoẻ định kì – Phòng khám Bạch Lê Gia Kon Tum

Phòng khám đa khoa Bạch Lê Gia là một phòng khám đa khoa, chữa trị bách bệnh liên quan đến nam khoa, nữ khoa, dạ dày đại tràng…v.v. phòng khám từ lâu đã trở thành địa chỉ khám định kì uy tín của người dân Kon Tum. Vớ đội ngũ y bác sĩ giỏi, lâu năm trong nghề, trang thiết bị y tế nhập khẩu, bảo mật 100% thông tin bệnh nhân. Gọi ngay vào số hotline 0935.658.768 đặt lịch thăm khám hoặc để được giải đáp tất cả các thắc mắcliên quan đến tình trạng sức khoẻ hiện tại một cách miễn phí.

Địa chỉ: 211 đường Duy Tân, TP. Kon Tum.

Hotline:0935.658.768 

Lịchthăm khám: Mở tất cả các ngày trong tuần.

Tổng kết

Qua bài viết trên, có lẽ phần nào mọi người cũng đã có câu trả lời cho thắc mắc của mình. Một lần nữa, HIV là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến mạng sống của chúng ta, hãy cùng nhau phòng tránh, giữ gìn để xây dựng một xã hội văn minh, trong sạch. Chúc mọi người luôn mạnh khoẻ và bình an.

Bài viết này hữu ích?

Nguồn bài viết: Máu của người nhiễm HIV có màu gì? 

Xem vài viết gốc tại đây: https://ift.tt/bZJt3WI

Nhận xét