Cách chữa viêm gân cổ tay tại nhà bằng 10 bài tập đơn giãn
Đau gân cổ tay là bệnh thường gặp ở những người sử dụng cổ tay nhiều như nhân viên văn phòng, nhiếp ảnh gia, vận động viên,… Khi bị đau gân cổ tay bạn sẽ gặp rất nhiều bất tiện trong công việc cũng như đời sống hằng ngày. Hôm nay Dr.quynh sẽ mang đến cho bạn cách chữa viêm gân cổ tay tại nhà bằng 10 bài tập đơn giản.
Cách chữa viêm gân cổ tay tại nhà hiệu quả
Thực tế nếu không điều trị viêm gân cổ tay kịp thời thì sẽ xuất hiện nhiều bất tiện trong cuộc sống hằng ngày cũng như những bất lợi trong công việc. Thậm chí việc viêm gân cổ tay sẽ phát triển gây ra các biến chứng khác dẫn đến các bệnh viêm khớp khác.
Viêm gân cổ tay có thể điều trị khỏi nếu như bạn phát hiện kịp thời và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Thêm vào đó là bản thân người bệnh phải áp dụng đúng phương pháp điều trị thích hợp với giai đoạn bệnh của mình. Các bác sĩ của Dr.quynh đã đưa ra rất nhiều hướng để điều trị viêm gân cổ tay. Trong đó, có cách chữa viêm gân cổ tay tại nhà bằng 10 bài tập cổ tay đơn giản. Các phương pháp này được xem là những phương pháp vật lý trị liệu thường nhiều bệnh nhân được áp dụng:
Bài tập 1:
- Bệnh nhân có thể tập các động tác sau đây với tư thế đứng hoặc ngồi. Sau đó đặt hai tay ra trước ngực, chắp tay vào nhau sao cho các ngón tay và khuỷu tay được áp sát vào nhau.
- Giữ hai lòng bàn tay áp sát vào nhau và từ từ hạ hai tay xuống hông, đồng thời vừa hạ vừa để cánh tay và khuỷu tay xòe ra.
- Mỗi tư thế nêu trên người bệnh đều giữ nguyên cơ thể 30 giây. Sau đó nâng tay lên về vị trí ban đầu và lặp lại các động tác tương tự
Bài tập 2:
- Bệnh nhân có thể tập các động tác sau đây với tư thế đứng hoặc ngồi. Đưa thẳng một cách tay về phía trước ngang mặt, bàn tay đặt vuông góc với cánh tay. Các ngón tay hướng về phía trần nhà.
- Khi đã để đúng tư thế bệnh nhân dùng tay trái kẹo nhẹ những ngón tay của bàn tay phải theo hướng phía dưới và phía cơ thể.
- Giữ nguyên tư thế tay này trong vòng 30 giây để thả lỏng các khớp tay. Sau đó thả ra và làm tương tự bài tập với tay trái.
Bài tập 3:
- Bài tập này bệnh nhân phải đứng để tập. Đưa cách tay phải thẳng ra ngang mặt, lòng bàn tay úp xuống hướng về phía sàn nhà. Thả lỏng người và cổ tay, các ngón tay cùng hướng về phía sàn nhà. Sau đó bệnh nhân dùng tay trái kéo nhẹ các ngón tay ở bàn tay phải về hướng của phía cơ thể.
- Giữ nguyên tư thế tay và cơ thể trong vòng 30 giây để các khớp tay thả lỏng. Sau đó thả tay ra và làm tương tự bài tập với phía tay trái.
Bài tập 4:
- Bài tập này bệnh nhân phải ngồi để tập. Đặt cả hai bàn tay lên đùi, lòng bàn tay ngửa lên phía trần nhà. Sau đó người bệnh khép nhẹ các ngón tay lại và nắm chặt. Giữ căng nắm tay lên và đưa về phía cơ thể sau đó uốn cong cổ tay lại.
- Giữ nguyên tư thế tay và cơ thể trong vòng 10 giây, sau đó từ từ hạ nắm tay xuống đùi. Bài tập này cần thực hiện ít nhất 10 lần trong mỗi buổi tập.
Bài tập 5:
- Bài tập này người bệnh nên ngồi trên ghế. Đặt cánh tay xuôi theo hai bên hông. Kéo căng cổ tay bằng cách hất bàn tay lên phía trên.
- Giữ nguyên tư thế tay và cơ thế trong vòng 10 giây sau đó hạ tay xuống. Bài tập này cần thực hiện 10 lần mỗi bên và ít nhất 3 lần trong mỗi buổi tập.
Bài tập 6:
- Bệnh nhân có thể tập các động tác sau đây với tư thế đứng hoặc ngồi. Đặt hai cánh tay vào giữa hai bên sườn sao cho khi gấp khuỷu tay có thể vuông góc với cánh tay, lòng bàn tay đặt hướng xuống phía dưới sàn. Sau đó người bệnh xoay nhẹ cẳng tay để cho lòng bàn tay hướng lên trên và từ từ xoay ngược để lòng bàn tay hướng xuống.
- Bài tập này cần thực hiện 10 lần trong mỗi buổi tập.
Bài tập 7:
- Bệnh nhân có thể tập các động tác sau đây với tư thế đứng hoặc ngồi. khi tập bài tập này các ngón tay của người bệnh cần thả lòng và mở rộng ra và từ từ nắm tay lại. Duỗi thẳng các ngón tay và tiếp tục nắm lại.
- Bài tập này cần thực hiện 30 lần trong mỗi buổi tập.
Bài tập 8:
- Bài tập này người bệnh nên đứng. Sau đó gập người lại và hai bàn tay chạm đến bề mặt của sàn nhà. Với người mới tập có thể chạm tay đến mũi bàn chân hoặc uốn công đầu gối. Để bàn tay dưới các ngón chân và lúc này lòng bàn tay hướng lên trên.
- Có thể lúc mới bắt đầu tập động tác này các bạn sẽ khó giữ thăng bằng nhưng hãy cố giữ nguyên cơ thể ở tư thế này trong 10 hơi thở của bạn.
Bài tập 9:
- Ở bài tập này bạn cần có một băng vải. Đầu kia của băng vải quấn xung quanh bàn tay, đầu còn lại quấn xung quanh bàn chân. Cố định băng vải và chú ý để lòng bàn tay của mình hướng lên trên. Đặt khuỷu tay ở bên sườn, dùng cổ tay để cuộn tròn dải băng và siết cơ tay, cẳng tay. Từ từ thả xuống.
- Bài tập này cần thực hiện mỗi tay 15 lần.
Bài tập 10:
- Bài tập này bệnh nhân đặt một quả bóng cao su hay tennis vào lòng bàn tay. Hai bàn tay từ từ bóp bóng và giữ nguyên tư thế tay trong vòng 10 giây.
- Thực hiện 15 lần ở mỗi bàn tay.
Tìm hiểu thêm: Đau cổ tay nhưng không sưng có nguy hiểm không, xem ngay tại đây.
Nguồn bài viết: Cách chữa viêm gân cổ tay tại nhà bằng 10 bài tập đơn giãn
Xem vài viết gốc tại đây: https://ift.tt/qpDK5xs
Nhận xét
Đăng nhận xét