Bị nổi mề đay liên tục là bệnh gì? ✅TOP5 nguyên nhân gây bệnh
Nếu bạn đang gặp phải vấn đề về da, khi niêm mạc bị phù lên, bề mặt da ửng đỏ và tạo cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Thì có thể bạn đang bị mề đay rồi đấy! Vậy bệnh nổi mề đay có nghiêm trọng hay không? Cách kiểm tra chính xác và cách xử lý bị nổi mề đay liên tục như thế nào? Cùng DrQuynh giải đáp những thắc mắc trên, để kịp thời có hướng xử lý nhé!
Bị nổi mề đay liên tục là bệnh gì?
Mề đay là bệnh về da, như mình đã nói ở trên là phản ứng của mao mạch. Mao mạch là các mạch máu và mạch bạch huyết nhỏ nhất. Khi bị dị ứng, khi đó trên da và niêm mạc sẽ bị phù lên, ửng đỏ. Tại các vị trí phù tạo cảm giác ngứa ngáy và rất khó chịu. Cảm giác như có cả ngàn con kiến đang bò trên người vậy.
Cảm giác ngứa sẽ liên tục và khó ngưng trong thời gian bị mề đay. Các nốt mề đay nỗi trên da có kích thước từ vài mili đến khoảng vài centimet, có thể co cụm thành từng đám hoặc hình vòng cung. Các nốt mề đay nếu không điều trị hoặc không biết cách xử lý, dễ dẫn đến tổn thương và khó lành, gây nên trạng thái phù nề bị nặng hơn, nên hết sức lưu ý.
Thông thường mề đay nổi trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 tuần và sẽ tự khỏi. Nhưng sẽ có một số người mề đay sẽ nổi trong thời gian dài hơn trên 6 tuần, đây được gọi là bệnh mề đay mạn tính.
Nguyên nhân cơ bản bị nổi mề đay liên tục
Bệnh mề đay mãn tính thường gây ra tình trạng bị nổi mề đay liên tục trong nhiều ngày. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất có thể nhận biết tại nhà. Tuy nhiên một số trường hợp chưa xác định được nguyên nhân, các nốt mề đay nỗi lên thất thường. Và biến mất sau đó vài giờ hoặc vài ngày, nhưng lại tái phát nhiều lần. Đối với bệnh này cần sự can thiệp, kiểm tra, tìm nguyên nhân thực sự và để xử lý, chữa bệnh được triệt để.
1⃣ Do tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh
Với sự ô nhiễm không khí, thời tiết thay đổi thất thường như hiện nay. Hơn thế nữa là, một số người thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại… thì đây là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh nổi mề đay liên tục.
2⃣ Do stress nhiều ngày
Công việc quá căng thẳng, nhiều vấn đề cuộc sống, mang đến cho bạn nhiều sự bất an trong tâm lý. Gây nên tình trạng stress kéo dài, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch của cơ thể. Và cũng do đây, hệ miễn dịch có các phản ứng, kích thích và gây nổi mẩn đỏ.
3⃣ Do các bệnh mãn tính
Một số người có các bệnh mãn tính như suy giảm chức năng của gan, nhiễm các loại ký sinh trùng, giun sán, bệnh lupus ban đỏ…vân vân. Đều có thể gây nên hiện tượng nổi mẩn đỏ, mề đay. Với các bệnh này thì thường khó chẩn đoán hơn. Cần can thiệp và được theo dõi với các bác sĩ chuyên ngành.
4⃣ Do giun sán trong da
Giun sán là nguyên nhân thường gặp, nhất là tại xứ nhiệt đới như ở Việt Nam. Nổi mề đay do giun sán có thể do một hay nhiều tác nhân kí sinh. Xem chi tiết các xét nghiệm giun sán
5⃣ Mề đay vô căn
Đây là bệnh mề đay, dù bạn đã xét nghiệm chuyên sâu, nhưng vẫn không biết được nguyên nhân chính xác. Được gọi là mề đay vô căn, bệnh rất khó chữa và phải theo dõi, điều trị theo các phác đồ phù hợp.
Xét nghiệm để tìm nguyên nhân cụ thể
- Xét nghiệm là biện pháp giúp các bác sĩ có thể loại trừ các nghi vấn. Và xác định được nguyên nhân chính xác, qua đó có những cách điều trị phù hợp với mỗi kết quả xét nghiệm của mỗi người. Xét nghiệm thường theo chỉ định của bác sĩ, một số phương pháp như:
- Loại trừ bệnh nỗi mề đay phát sinh do viêm mạch bằng phương pháp xét nghiệm sinh thiết da
- Xét nghiệm hấp thụ dị nguyên phóng xạ , xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang với kết quả chính xác. Để qua đó biết được các nguyên nhân cụ thể của bệnh mày đay nổi liên tục do sử dụng thuốc. Hay các thức ăn không hợp với cơ thể, hay các bụi bẩn…
- Tìm các panel dị nguyên gây nên bệnh nổi mề đay khi xét nghiệm máu
- Ngoài ra, nếu một số trường hợp đặc biệt cần phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp xét nghiệm như: thận, gan, mỡ máu, tiểu đường….
Xem thêm dịch vụ xét nghiệm máu ngay tại nhà tìm nguyên nhân gây nổi mề đay. Hoặc đặt lịch ngay dịch vụ của DrQuynh điền theo mẫu này
Một số phương pháp điều trị mề đay
Cùng theo dõi mộ số phương pháp tham khảo điều trị hiệu quả mà Dr.Quynh chia sẽ dưới đây, để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất
- Các loại thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2: Loratadin, Desloratadin, Fexofenadin, với hiệu quả điều trị đạt khoảng 90% ở liều dùng thông thường. Nhóm thuốc này kiểm soát hầu hết các triệu chứng của bệnh mề đay gây ra.
- Nhóm thuốc kháng Leukotrien: Nếu có sự kết hợp giữa 2 loại thuốc kháng Leukotrien và Histamin sẽ mang lại một hiệu quả cực kỳ tốt, bởi với thuốc kháng Leukotrien có công dụng ức chế chất trung gian hóa học như Montelukast hoặc Zafirlukast.
- Nhóm Corticoid, gồm các loại Dexamethason, Prednisolon…Chỉ định khi bạn sử dụng nhóm thuốc kháng histamin, nhưng không hiệu quả, hoặc cơ thể không đáp ứng. Thì dòng thuốc Corticoid là loại phù hợp để điều trị
- Ngoài ra, các trường hợp đặc biệt khi bệnh mày đay không thể kiểm soát được nữa thì phương pháp điều trị thay huyết tương, hay Immunoglobuline truyền tĩnh mạch sẽ được bác sĩ cân nhắc chữa trị cho phù hợp.
Các nhóm thuốc được chia sẽ ở trên nếu bạn dùng phải được tư vấn của bác sĩ để có những phương pháp hiệu quả an toàn. Và các thuốc trên nếu sử dụng trong thời gian dài, sẽ gây nên tình trạng kháng thuốc, và mang đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Nếu dùng không đúng.
Trẻ bị nổi mề đay liên tục có sao không?
Không ít trẻ em hiện nay bị bệnh mề đay liên tục gây cảm giác hoang mang, lo lắng cho các bậc phụ huynh. Cần hiểu đúng để có cách điều trị phù hợp.
Tùy vào tình trạng của phát bệnh mề đay ở trẻ như các nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy. Xuất hiện trong vài giờ, hoặc tới vài ngày thì thường bé sẽ tự khỏi.
Các trường hợp cần phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất khi: nổi mề đay gây nên tình trạng sưng niêm mạc họng, khí quản,… Qua đó gây nên tình trạng hẹp đường thở, và thiếu hụt dưỡng khí cho não, rất nghiêm trọng! Hãy đến Bệnh viện với sự can thiệt kịp thời của bác sĩ nhé.
Một số lưu ý đối với bệnh mề đay mạn tính
Đối với những bạn bị mề đay liên tục và nổi kéo dài. Xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân cụ thể của bệnh qua đó có những chế độ ăn uống phù hợp, giúp quá trình chữa bệnh nhanh hơn.
Bạn nên kiêng cử các loại đồ uống có cồn, và các chất kích thích khác. Đồng thời sử dụng kết hợp với việc sử dụng kháng sinh histamin trong vòng ít nhất 3 tháng. Theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Đồng thời, các trang phục cần mặc rộng rãi, thoáng mát, để tránh việc cọ sát nhiều lên các vết mề đay.
Với một chế độ sinh hoạt hợp lý, tắm rửa bằng nước mát, hoặc chườm mát. Đồng thời nơi ở thoáng mát, quần áo sạch sẽ. Và cùng với đó là chế độ ăn hợp lý, thư giãn, để giảm bớt căng thẳng. Thì cơ thể sẽ có tạo ra kháng thể, chống lại các loại tác nhân gây bệnh, qua đó phần nào giúp bạn nhanh chóng chữa khỏi bệnh.
Trên đây là những chia sẻ về bệnh nổi mề đay liên tục, với những phương pháp xét nghiệm tìm ra nguyên nhân cụ thể. Qua đó có những cách điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có những kiến thức nhất định về loại bệnh này. Và lưu ý, các thuốc sử dụng cần có sự tư vấn của bác sĩ. Đăng kí khám và điều trị mề đay với DrQuynh TẠI ĐÂY
Nguồn bài viết: Bị nổi mề đay liên tục là bệnh gì? ✅TOP5 nguyên nhân gây bệnh
Xem vài viết gốc tại đây: https://ift.tt/3kBBVjl
Nhận xét
Đăng nhận xét