Phân biệt lá sâm Ngọc Linh giả – thật. Tránh mua nhầm hàng
Sâm Ngọc Linh là loại thảo dược quý hiếm nhất nhì Việt Nam. Sự quý hiếm ấy một phần dựa vào việc nuôi trồng khó khăn, có rất ít các tỉnh thành ở Việt Nam trồng được loại sâm này. Do đó, vấn đề cung cấp đầy đủ sâm cho tất cả khách hàng là rất khó. Chính vì vậy mà trên thị trường ngày này có những nơi chuyên sản xuất lá sâm Ngọc Linh giả, các sản phẩm liên quan đến sâm Ngọc Linh kém chất lượng,… Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp các bạn phân biệt lá sâm Ngọc Linh giả – thật để tránh trường hợp mua nhầm hàng giả đáng tiếc.
Lá sâm Ngọc Linh giả là gì ?
Lá sâm Ngọc Linh giả hiện bán trên thị trường thường thấy là cây Tam thất bắc, đây là loại cây cũng thuộc họ nhân sâm tuy nhiên giá trị dược liệu thua xa sâm Ngọc Linh. Và đặc biệt giá của cây Tâm thất bắc có giá thị trường rẻ hơn sâm Ngọc Linh mấy chục lần.
Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ về nguồn gốc, công dụng, đặc điểm của sâm Ngọc Linh bạn có thể xem ngay tại đây.
Nguồn gốc và phương thức vận chuyển lá sâm Ngọc Linh giả
- Nguồn gốc của lá sâm Ngọc Linh giả
Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng là những tỉnh thành trồng được loại lá sâm Ngọc Linh giả. Hầu hết những nơi buôn bán lá sâm Ngọc Linh giả này đều cung cấp thành phẩm (lá sâm giả) cho những nguồn hàng thị trường lớn như Quảng Nam và Kon Tum.
Việc làm giảm và buôn bán lá sâm giả là phạm pháp nhưng nếu người không có chuyên môn về lá cũng sẽ không phân biệt được sự khác nhau của hai loại lá này.
- Vận chuyển lá sâm Ngọc Linh giả
Việc vận chuyển lá sâm Ngọc Linh giả buôn bán khắp nơi cũng không quá phức tạp. Hiện nay trên các trang mạng đang rao bán loại lá giả này rất nhiều. Nếu có nhu cầu mua chỉ cần một cuộc gọi sẽ có người tại Tây Bắc tiến hành gom hàng gửi xe hoặc chuyển phát nhanh vào. Với cách vận chuyển này chỉ trong vòng 2 ngày hàng sẽ đến tay người mua mà lá vẫn còn tươi roi rói.
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, phương tiện việc mua bán lá sâm Ngọc Linh giả ngày càng phổ biến. Do đó bạn phải hết sức cẩn thận trong việc chọn lựa các mặt hàng như này. Càng hiếm càng quý sẽ càng được làm giả.
Những nơi bán lá sâm Ngọc Linh giả nhiều nhất
Huyện Tu Mơ Rong có lẽ là một địa điểm được nhắc đến nhiều nhất trên các mặt báo, đài truyền hình về tình trạng mua bán lá sâm Ngọc Linh giả đến mức báo động. Tại huyện Tu Mơ Rông các cấp chính quyền đều chưa đưa ra được những biện pháp quản lý, giải quyết tình trạng bán lá sâm Ngọc Linh giả tràn lan. Ở địa phương việc buôn bán lá sâm giả đã trở thành công việc hằng ngày của một số hộ gia đình nên việc nghiêm cấm và làm việc vẫn chưa đi đến kết thúc.
Hầu hết những hộ gia đình ở nơi đây trồng sâm Ngọc Linh thật xen lẫn sâm Ngọc Linh giả. Cứ mỗi cường sâm của mỗi hộ dân sẽ phát hiện từ 50 đến 60 cây sâm Ngọc Linh giả. Không chỉ ở mỗi huyện Tu Mơ Rông buôn bán lá sâm Ngọc Linh giả mà còn có một số địa phương lân cận như: xã Ngọc Lây, xã Ngọc Linh (huyện Đăk Glei),…
Cách phân biệt lá sâm Ngọc Linh giả – thật
Với những bạn ít tiếp xúc với lá sâm Ngọc Linh sẽ rất khó để phân biệt được đâu là là sâm Ngọc Linh giả đâu là lá sâm Ngọc Linh thật. Trong hai loại lá này đều có chứa hàm lượng Saponin nhất định vì vậy khiến cho người mới tiếp xúc sẽ nhầm lẫn về mùi vị. Nhưng dựa vào những yếu tố được các chuyên gia của Dr.quynh phân tích sau đây, bạn có thể phân biệt được thật giả:
- Dựa vào lá: Lá sâm Ngọc Linh thật thường có 3 đến 5 lá chét. Nhưng lá Tam thất (lá sâm Ngọc Linh giả) có tới 7 lá chét. Tuy nhiên vẫn có nhiều địa phương trồng được lá Tam thất 5 chét. Hoặc người bán sẽ dùng nhiều cách, nhiều thủ thuật khiến cho lá Tam thất từ 7 lá chét còn 5 lá chét, biến hóa thần kì khiến cho người mua không thể nào phân biệt được.
- Dựa vào chiều cao: Chiều cao của cây sâm Ngọc Linh thường thấp hơn cây Tam thất, lá và thân cây nhỏ hơn rất nhiều. Nhưng dựa vào yếu tố này để phân biệt lá sâm Ngọc Linh giả – thật cũng vô cùng khó. Vì khi giao hàng người bán sẽ lấy những cây Tam thất thật nhỏ, thấp để bán cho bạn. Không những vậy độ tin vi ấy còn được thể hiện qua việc chờ cây Tam thất đạt đến chiều cao chuẩn của cây sâm Ngọc Linh thật sẽ tiến hành bày bán, cung cấp cho những con buôn và tuồn ra thị trường.
- Dựa vào độ tươi và mùa thu hoạch lá: Khi mua bạn nên lựa những lá sâm Ngọc Linh tươi vì cây thật chỉ ra lá duy nhất một mùa trong năm. Và thời điểm có thể khai thác lá thường bắt đầu vào tháng 7 hằng năm. Nhưng đối với cây sâm Ngọc Linh giả, mùa ra lá của chúng thường rơi vào giáp tết. Hầu hết những lá sâm Ngọc Linh giả là lá khô. Lúc bạn mua lá tươi xong nhưng khi bạn hỏi một số người dân trên Ngọc Linh mùa đó có lá tươi chưa. Câu trả lời nhận được là chưa hoặc đã qua mua thì đích thực bạn đã mua phải lá sâm Ngọc Linh giả.
- Dựa vào màu sắc lá và thân: Lá của sâm Ngọc Linh thật thường có màu xanh đậm còn thân thì khô, dai. Nhưng đối với Tam thất thì có lá giòn, dễ dập nát. Tuy nhiên vẫn có một số người bán dùng thủ thuật vận chuyển lá sâm Ngọc Linh giả trong phòng điều hòa. Điều đó sẽ khiến cho lá Tam thất từ giòn tan chuyển sang dai, xanh.
- Dựa vào mùi vị của lá: Mùi vị của lá sâm Ngọc Linh thật có mùa thơm dịu đặc trưng, không gắt. Ban đầu có vị đắng thanh sau đó chuyển thành vị ngọt rất dễ chịu. Nhưng lá Tam thất lại có vị đắng gắt, rất hăng và hơi ngái. Dù cả hai lá đều có mùi Saponin đặc trưng. Nhưng cùng một trọng lượng tương đương nhưng khi ngâm lá sâm Ngọc Linh sẽ thanh còn lá Tam thất sẽ có mùi rất nặng và hăng.
- Dựa vào giá thành của lá: Thường lá sâm Ngọc Linh có giá rất cao, dao động từ 3 đến 5 triệu / kg lá tươi. Nhưng đối với lá Tam thất thì giá thị trường khá thấp, dao động từ vài chục đến vài trăm ngàn / kg lá tươi.
Hiện tại lá sâm Ngọc Linh giả đã có mặt khắp mọi nơi. Từ những chỗ buôn bán lẻ đến những chỗ buôn bán to, từ các hội chợ cho đến trung tâm xa hoa lá sâm giả đều có thể xuất hiện. Người bán có thể trộn lẫn giữa hai sản phẩm thật giả để có thể kiếm lời nhiều hơn. Do đó, hãy tìm hiểu kỹ chỗ mua, cách phân biệt lá để không mất tiền uổng phí.
Nguồn bài viết: Phân biệt lá sâm Ngọc Linh giả – thật. Tránh mua nhầm hàng
Xem vài viết gốc tại đây: https://ift.tt/3GBJkbO
Nhận xét
Đăng nhận xét