Truyền nước tại nhà an toàn không?
Truyền nước tại nhà là một kĩ thuật chuyên môn về Y tế. Việc thực hiện cần được đảm bảo đúng kĩ thuật. Qui trình vô khuẩn. Và được khám bởi Bác sĩ để đánh giá đúng tình trạng bệnh nhân. Chỉ định đúng loại nước cần truyền. Hạn chế các biến chứng có thể xảy ra. Giúp tăng lợi ích cho bệnh nhân khi truyền nước biển.
#1 Nước biển là nước gì?
Nước biển là tên thường gọi của các loại dịch truyền y tế bao gồm các loại, tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng của chúng có các loại sau:
Dịch truyền để dinh dưỡng
Dịch này gồm có đường ( tên hay gặp glucose hay dextrose). Chứa chủ yếu là nước và đường hoà tan. Phân chia thành các loại khác nhau tuỳ thuộc nồng độ của đường chứa tại trong chai dịch truyền đó. Có các loại đường nồng độ 5% – 10% – 20% – 30%. Nên dùng loại nào tuỳ thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân
Loại thứ 2 là đạm: là loại chứa các protein, là thành phần có chủ yếu trong các loại thịt. Thành phần của chai nước có chứa đạm thường gặp là loại đạm albumin. Cũng giống như chai nước đường ở trên. Loại này cũng có các nồng độ khác nhau 5% – 10%… Sử dụng loại này cũng cần có chỉ định chặt chẽ. Bệnh nhân cần được khám để đánh giá đúng tình trạng trước khi truyền mỗi loại nước biển.
Loại nước biển thứ 3 ít gặp hơn khi truyền nước biển tại nhà là chất béo. Dung dịch chủ yếu chứa chất béo các nồng độ khác nhau. Chỉ định truyền tĩnh mạch chủ yếu cho bệnh nhân sau phẫu thuật, bệnh nhân suy kiệt, ung thư giai đoạn cuối không thể ăn uống được. Bù dinh dưỡng và nước điện giải cùng với các loại nước khác như đạm và đường.
Loại nước biển thứ 4 là dịch chứa các loại vitamin, bổ sung các loại vitamin cho người suy dinh dưỡng, hay các bệnh lý đường tiêu hoá kém hấp thu các chất dinh dưỡng.
Dịch truyền cung cấp nước và điện giải
Các loại này có tên thường gọi là Natriclorua 0.9%, Lactat Ringger… Chứa thành phần chủ yếu là nước và muối. Nếu nếm thử có thể thấy vị mặn. Thành phần giống như nước biển. Đó là lí do tại sao tên dân dã tại nhà thường gọi là “nước biển”.
Đây là nhóm dịch truyền thường gặp nhất, dùng cho bệnh nhân mất nước do tiêu chảy, sốt cao, ói mửa, bỏng hoặc mất máu.
Các loại dịch truyền đặc biệt khác
Các loại dịch truyền được dùng để cân bằng kiềm toan, dịch cao phân tử. Các loại này thì thường không được gọi là nước biển. Không thường được dùng khi truyền nước biển tại nhà. Mà chỉ sử dụng tại các cơ sở y tế có trang thiết bị theo dõi và có thể thực hiện xét nghiệm.
Gồm các loại dịch truyền như: Natribicarbonat, HES, Mannitol…
#2 Truyền nước biển được thực hiện thế nào?
Truyền nước biển là thuật ngữ chỉ việc tiêm truyền nhỏ giọt các loại dung dịch nói trên. Mà thông thường chỉ nói đến dịch dinh dưỡng và điện giải.
Nước biển sẽ được chứa đựng trong các chai đóng sẵn, thường là loại 500ml, được đóng kín. Vô trùng tuyệt đối. Nước hay dịch truyền sẽ được kết nối với một hệ thống dây dẫn, gọi là dây dịch truyền. Và truyền tới người qua tĩnh mạch.
Nước biển được truyền vào người tuỳ thuộc tình trạng bệnh cần truyền nhanh hay chậm. Vì vậy mà có van khoá để điều chỉnh tốc độ chảy của nước hay dịch.
Truyền nước tại nhà thường chỉ truyền với tốc độ chậm. Việc truyền nhanh cần có sự chỉ dẫn của Bác sĩ, và được theo dõi.
#3 Tại sao cần truyền nước biển?
Người bệnh khi không may gặp phải bệnh dẫn đến mất nước do tiêu chảy, sốt cao, ói mửa nhiều, bỏng hoặc mất máu. Cơ thể không tự điều chỉnh và không thể bồi hoàn kịp thời. Dẫn đến mệt mỏi, suy nhược. Nặng hơn có thể gây mất nước nặng, tụt huyết áp, suy tuần hoàn. Suy đa cơ quan.
Việc truyền nước kịp thời giúp cho cơ thể hồi phục lại, bồi phụ lại các chất điện giải và nước cho cơ thể. Cân bằng nội tại bên trong cơ thể. Nhưng cần đúng chỉ định và có Bác sĩ khám toàn trạng bệnh nhân. Để biết được loại dịch hay nước biển cần truyền là bao nhiêu. Tốc độ truyền như thế nào.
#4 Truyền nước biển tại nhà có nguy hiểm không?
Truyền nước như đã nói ở trên. Mục đích ban đầu hoàn toàn là tốt, nếu bệnh nhân được truyền đúng loại dịch, đúng chỉ định và được theo dõi tốt.
Những sự cố hay tai biến gặp phải khi truyền nước tại nhà thường được nhắc đến, nguyên nhân có thể do bệnh nhân chưa được đánh giá đúng tình trạng. Và không xử trí tốt khi xảy ra biến chứng.
Các tai biến do truyền nước biển vẫn xảy ra hằng ngày, ngay cả khi ở các cơ sở y tế lớn. Do vậy mà việc khám và chỉ dẫn bởi bác sĩ có kinh nghiệm đặc biệt quan trọng. Giúp đánh giá khả năng có thể truyền dịch được hay không và phát hiện sớm các biến chứng của truyền dịch.
#4.1 Truyền nước tại nhà thường dùng loại nào
Đa số các loại dịch truyền dùng tại nhà là các dịch điện giải và đường. Chứa chủ yếu và điện giải như muối, đường và nước. Nên khá là an toàn khi truyền với tốc độ phù hợp.
Với bệnh nhân không có các bệnh lý sẵn như suy thận mạn tính, suy tim nặng. Thì việc truyền các loại nước biển đẳng trương như đường 5% và muối 0.9% khá an toàn.
#4.2 Các biến chứng thường gặp khi truyền nước biển
- Sốc phản vệ: có thể có nhưng cực kì hiếm xảy ra đối với các loại dịch điện giải thông thường
- Nhiễm trùng: là biến chứng có thể gặp nhưng rất hiếm xảy ra, nếu thực hiện tốt kĩ thuật vô trùng.
- Phù phổi , suy hô hấp hay suy tim: có thể xảy ra ở các bệnh nhân bệnh suy tim, suy thận. Nên cần được BS khám trước khi truyền.
- Nguy cơ lây nhiễm viêm gan B, C, HIV,… xác suất rất thấp. Chỉ xảy ra khi người làm không có chuyên môn. Cần tìm dịch vụ truyền nước tại nhà uy tín và kinh nghiệm.
Một số biến chứng có thể gặp, ngay cả khi thực hiện đúng kĩ thuật:
- Đau, sưng chỗ tiêm
- Vị trí tiêm truyền bị sưng bầm lan ra xung quanh.
Các biến chứng này thường gặp và không nguy hiểm, tự hết mà không cần điều trị gì.
#4.2 Truyền nước tại nhà có an toàn không
Việc sử dụng dịch vụ truyền nước biển cần chọn cơ sở uy tín. Bác sĩ khám và theo dõi đầy đủ. Hay y tá thực hiện được chỉ dẫn trực tiếp bởi bác sĩ. Thì việc tiêm truyền tại nhà đảm bảo an toàn.
Những lưu ý sau cần có:
→ Đảm bảo nguyên tắc vô trùng
→ Thực hiện đúng qui trình
→ Khám đánh giá hay theo dõi bởi nhân viên y tế
→ Loại dịch truyền hợp lí
→ Tốc độ dịch phù hợp từng bệnh nhân
→ Xử trí kịp thời các tai biến hay tác dụng phụ.
#5 Dịch vụ truyền nước tại nhà ở đâu uy tín?
Bacsidennha cung cấp dịch vụ truyền nước tại nhà ở TPHCM. Dịch vụ uy tín #1 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Đội ngũ nhân viên là các Y bác sĩ kinh nghiệm về Hồi sức cấp cứu
Thực hiện đúng kĩ thuật
Đảm bảo vô trùng
Kĩ năng xử lí tốt các tai biến, biến chứng nếu gặp phải
Dịch vụ tại nhà giúp thuận tiện nhất cho bệnh nhân:
Không phải đi xa
Không di chuyển
Không chờ đợi
Được theo dõi sát sao
Tư vấn nhiệt tình
Giải đáp thắc mắc về bệnh
Xem thêm tại http://bsquynh.vn
from Bác sĩ Lê Văn Quỳnh https://ift.tt/38KUIDi
via IFTTT
Nhận xét
Đăng nhận xét