Hội chứng ống cổ tay khi mang thai và sau sinh

Hội chứng ống cổ tay sau sinh và ở phụ nữ mang thai là bệnh lý thường gặp. Không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nặng tới chất lượng cuộc sống.

Hội chứng ống cổ tay là do chèn ép vào dây thần kinh giữa, ở tại vùng cổ tay. Là một hội chứng bao gồm nhiều triệu chứng bao gồm: đau, tê tay ở lòng bàn tay ( hay còn gọi là gan bàn tay), cảm giác châm chích như kim châm ở các ngón tay và bàn tay, đau cổ tay. Bệnh ống cổ tay thường ở giai đoạn cuối thai kỳ và sau sinh.

Cánh tay bị đau buốt sẽ cản trở người phụ nữ trong sinh hoạt hàng ngày, gây nhiều phiền toái. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hội chứng ống cổ tay liên quan đến thai kì và sau khi sinh nhé.

Nguyên nhân của hội chứng ống cổ tay lúc mang thai và sau sinh

Đau khớp cổ tay sau khi sinh là tình huống bệnh rất thường gặp ở phụ nữ sau sinh.

Sau khi sinh con là khoảng thời gian khá vất vả đối với các bà mẹ, cộng thêm việc đau cổ tay và ngón tay cái sau sinh. Việc này khiến cho việc nuôi dưỡng bé mới sinh trở nên khó khăn hơn

Tỉ lệ mắc bệnh hội chứng ống cổ tay giới nữ cao gấp ba lần so với người nam. Lí do là do phụ nữ cấu trúc giải phẫu cổ tay sinh ra đã nhỏ hơn ở nam nên dễ bị chèn ép dây thần kinh giữa ở cổ tay.

Hội chứng ống cổ tay do sự tăng áp lực lên dây thần kinh giữa nằm ở cổ tay, làm mất khả năng gấp duỗi các ngón tay hoặc bị đau cổ tay. Khởi phát các ngón tay ngứa, châm chích, hoặc tê rần rồi nặng nhất là mất cảm giác. Triệu chứng nặng vào ban đêm.

Lúc mang thai xuất hiện triệu chứng tê, châm chích, hay yếu các ngón tay thì bệnh đầu tiên cần nghĩ đến là hội chứng ống cổ tay. Là tình trạng bệnh lý rất hay gặp ở phụ nữ mang thai.

Hội chứng ống cổ tay ở bà bầu thường 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kì. Xác suất cao bị lại hội chứng ống cổ tay lần 2 trong lần mang thai thứ 2 nếu lần mang thai đầu tiên cũng đã từng bị.

Sau sinh em bé, hội chứng ống cổ tay có thể không thuyên giảm, thậm chí là tăng nặng lên, mặc dù đã hết thai kì.

Lí giải tại sao hội chứng ống cổ tay thường gặp ở phụ nữ mang thai là do bàn tay dùng ngón tay giữa và ngón trỏ nhiều. Họ thường để tay dưới má, khum tay lại hay dùng tay gối đầu khi ngủ.

Yếu tố làm cho dễ mắc hội chứng này như:

  • Mang thai đôi, thai 3.
  • Béo phì trước khi mang thai

Lúc mang thai nguy cơ mắc bệnh ống cổ tay tăng nếu tiền sử gia đình có vấn đề về lưng, cổ, vai, gáy. Như lồi đĩa đệm, chèn ép rễ thần kinh cột sống cổ, lưng.

Tăng cân nhiều lúc mang bầu cũng dễ khởi phát bệnh hội chứng ống cổ tay.

Viêm khớp dạng thấp hay gãy các xương cổ tay, đặc biệt là gãy đầu dưới xương quay, dễ gây hẹp ống cổ tay, chèn ép thần kinh giữa là nguyên nhân khiến bạn mắc hội chứng ống cổ tay sau sinh.

Đa phần mắc hội chứng ống cổ tay không xác định được nguyên nhân gây bệnh.

hội chứng ống cổ tay sau sinh khiến người mẹ bị tê bì, đau nhức tay
Hội chứng ống cổ tay sau sinh khiến người mẹ bị tê bì, đau nhức tay

Hội chứng ống cổ tay sau sinh phát hiện thế nào?

Đau khớp cổ tay sau sinh nguyên nhân có thể là bệnh ở khớp cổ tay như: viêm khớp cổ tay, thoái hóa khớp ở cổ tay, hội chứng ống cổ tay…

Triệu chứng thường gặp của hội chứng ống cổ tay lúc mang thai là mẹ cảm giác đau, châm chích, tê bì đầu các ngón tay. Đặc biệt là ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa do dây thần kinh giữa trong ống cổ tay bị đè ép.

Biểu hiện của hội chứng ống cổ tay thường xảy ra vào lúc ngủ, là một nguyên nhân làm bạn mất ngủ.

Hội chứng ống cổ tay dần tiến triển, không chỉ rối loạn cảm giác mà còn bị teo, yếu cơ dẫn đến mất chức năng bàn tay.

Điều trị hội chứng ống cổ tay khi mang thai và sau sinh

Phụ nữ mang thai, không cần can thiệp vì triệu chứng sẽ tự cải thiện sau khi sinh. Ống cổ tay sau khi sinh, tình trạng giảm cân nhanh, sẽ giúp giảm áp lực trong ống cổ tay.

Phụ nữ sau khi sinh nếu đau cổ tay do hội chứng ống cổ tay, nếu không cho bé bú thì việc điều trị hoàn toàn giống những người khác. Nhưng nếu có cho em bé bú thì việc dùng thuốc cần phải được sự tư vấn và khám xét bởi bác sĩ.

Để giảm các triệu chứng khi mắc hội chứng ống cổ tay lúc mang thai, mẹ bé có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Nếu phải làm việc cổ tay liên tục, bạn nên có khoảng nghỉ giữa lúc làm việc để tập cổ tay. Các bài tập như rung lắc cổ tay, gấp duỗi cổ tay, xoay cổ tay.
  • Nẹp cổ tay: cần nẹp cổ tay để giữ cổ tay nghỉ ngơi, hay sử dụng nẹp cổ tay ban đêm làm giảm triệu chứng.
  • Giữ ấm tay: Cần giữ ấm, sẽ giúp tăng tưới máu vùng ống cổ tay.
  • Xoa bóp: dùng tay bên này xoa bóp cổ tay bên kia và ngược lại. Không nên sử dụng lực quá mức tránh tổn thương ống cổ tay.
  • Thảo mộc: trà hoa cúc giúp thư giãn tinh thần và kháng viêm.
Ở phụ nữ liên quan đến thai kỳ ít khi cần đến việc điều trị bằng tiêm vào ống cổ tay hay phải tiểu phẫu

Phòng ngừa hội chứng ống cổ tay lúc thai kì hay sau sinh

Phòng ngừa bệnh ống cổ tay khi mang thai hay sau sinh, cần ăn uống lành mạnh, hợp lý và duy trì cân nặng.

Sử dụng muối, chất béo và đường một cách hợp lí, vừa phải.

Bô sung chất xơ, vitamin trong trái cây, uống nước >2 lít/ngày.

Ưu tiên thực phẩm giàu vitamin B6 như hạt hướng dương, thịt nạc, cá thu, cá ngừ, cá hồi… các thực phẩm này tốt cho thần kinh.

Nếu hoạt động liên tục và thường xuyên cần giảm tần suất và thư giãn.

Luôn giữ cổ tay ở tư thế trung tính, giúp giảm áp lên ống cổ tay.

Cần có khoảng nghỉ giữa các khoảng thời gian làm việc liên tục.

Tóm lại: Hội chứng ống cổ tay ở phụ nữ mang thai và sau sinh là bệnh lý thường gặp. Dễ dàng phát hiện, nhưng cần phải được khám và điều trị đầy đủ. Đồng thời cần khám và làm xét nghiệm để chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác.

Điều trị triệt để bệnh, tại Thành phố Hồ Chí Minh liên hệ bác sĩ Quỳnh: 0936 231 699 hoặc tư vấn miễn phí qua zalo

Trích dẫn nguồn: Bệnh hội chứng ống cổ tay:

Nhận xét