Ngón Tay Lò Xo

Bệnh ngón tay lò xo là gì?

Ngón tay lò xo hay còn có tên gọi khác ngón tay bật, ngón tay cò súng hay viêm bao gân gấp ngòn tay. Tình trạng xơ dính giữa gân gấp và bao giữ gân (ròng rọc).

  • Đau làm hạn chế cử động của ngón tay
  • Đau khi gấp hay duỗi ngón tay.
  • Nổi cục u tại gốc ngón tay.
  • Có khi gân bị kẹt lại làm cho ngón tay không thể duỗi hay gập.
  • Có thể xảy ra ở một hay nhiều ngón.


Làm sao biết bị bệnh ngón tay lò xo

Triệu chứng bệnh thường xuất hiện mà không có bất kì chấn thương nào. Bệnh diễn tiến từ đau nhẹ vùng gốc ngón tay. Đến giai đoạn nặng sẽ kẹt gân không vận động được ngón tay nữa. Luôn ở trong tư thế như bóp cò súng.

Nếu có các triệu chứng như trên thì cần tới khám bác sĩ để xác định bệnh và điều trị.

Nguyên nhân gây bệnh ngón tay lò xo

  • Những người dễ bị bệnh: nông dân, giáo viên, thợ cắt tóc, thợ thủ công, nhân viên vệ sinh.
  • Thường ở nữ nhiều hơn nam.
  • Hậu quả của một số bệnh : viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường, viêm khớp vảy nến, gout.
  • Công việc hàng ngày gây chấn thương nhẹ nhưng lặp lại liên tục vị trí gốc ngón tay.
  • Chấn thương gây viêm bao xơ, ròng rọc, gân gấp ngón tay

Hình ảnh bệnh nhân bị bệnh

Cận lâm sàng hay xét nghiệm chẩn đoán bệnh

Bệnh ngón tay lò xo hoàn toàn chẩn đoán được bằng khám lâm sàng. Tuy nhiên bác sĩ vẫn có để chỉ định một số cận lâm sàng sau để theo dõi và điều trị:

  • Siêu âm ngón tay có thể thấy gân, bao gân dày lên và có dịch bao quanh. Hình ảnh hạt xơ trong bao gân.
  • Xquang thường không có dấu hiệu gì đặc biệt. Nhưng giúp chẩn đoán phân biệt như trong viêm khớp ngón tay.
  • Chụp MRI (cộng hưởng từ) có thể thấy tràn dịch hoặc sưng tấy của bao gân, tính chất của gân thay đổi do viêm. Thường thì MRI không cần thiết do chi phí cao và ít có giá trị.
  • Xét nghiệm có thể bạch cầu, CRP và VS tăng cao.

Chẩn đoán xác định bệnh ngón tay lò xo

Thông thường với các triệu chứng như mô tả trên bác sĩ đã có thể chẩn đoán và điều trị bệnh. Tuy nhiên, cũng có một số tình huống cần chẩn đoán phân biệt. Do có một số bệnh có triệu chứng tương tự như bệnh ngón tay cò súng. Nên sau khi làm cận lâm sàng và xét nghiệm. Thì bác sĩ sẽ có chẩn đoán xác định bệnh dựa trên các dữ kiện lâm sàng và cận lâm sàng.

Bệnh nào triệu chứng giống ngón tay lò xo

Các bệnh gây triệu chứng đau trong khớp làm bệnh nhân lầm tưởng giống viêm gân gấp. Thường gặp như: viêm hay thoái hóa khớp bàn ngón do viêm khớp dạng thấp. Viêm khớp vảy nến. Viêm khớp do gout.

Xem thêm viêm khớp dạng thấp tại đây

Phân loại mức độ bệnh ngón tay lò xo

Phân loại bệnh chủ yếu dựa trên giai đoạn tiến triển của bệnh:

  • Giai đoạn 1: bệnh nhân đau tại gốc ngón tay, còn di chuyển được.
  • Giai đoạn 2: đau nhiều gây hạn chế cử động ngón tay, phải gắng sức mới cử động được. Hoặc lấy tay lành để trợ lực.
  • Giai đoạn 3: kẹt gân ko thể cử động ngón tay mặc dù đã gắng hết sức. Ngón tay luôn trong tư thế như bóp cò súng.

Điều trị bệnh ngón tay lò xo

Điều trị dựa theo phân loại bệnh. Giai đoạn sớm thì chỉ cần dùng thuốc hoặc vật lý trị liệu.

  • Các thuốc thường dùng là kháng viêm, giảm đau.
  • Vật lý trị liệu như siêu âm sóng cao tần, nhúng sáp, tập vận động.

Điều trị dùng thuốc uống

  • Thuốc giảm đau:

Làm giảm triệu chứng đau trong ngón tay lò xo. Giúp vận động tránh xơ hóa tiến triển. Các thuốc thường dùng: Efferalgan 500mg, Panadol Extra 500mg, Ultracet. Thuộc nhóm acetaminophen.

  • Thuốc giảm đau, kháng viêm NSAID:

Dùng phối hợp với nhóm acetaminophen khi đau nhiều. Thường dùng: Diclofenac, Piroxicam, Meloxicam, Celecoxib.

  • Thuốc kháng viêm mạnh loại corticoid:

Dạng thuốc uống hoặc chích. Thuốc uống thường dùng là loại methylprednisolon (medrol). Thuốc chích tại chỗ Depo-medrol 40mg.

Chích thuốc vào ngón tay có tác dụng hay không

Trường hợp bệnh ngón tay lò xo nặng. Nếu điều trị thuốc uống không bớt. Bác sĩ có thể chỉ định tiêm corticoid tại chỗ nhằm làm giảm viêm đau. Thuốc này chỉ dùng bởi bác sĩ chuyên khoa và phải tuân thủ nguyên tắc vô trùng. Đúng kĩ thuật. Và không dùng nhiều lần tránh xơ chai, đứt gân gấp.

Chích thuốc corticoid vào ngón tay chỉ là biện pháp tạm thời giảm đau viêm. Không phải là phương pháp điều trị triệt để. Bệnh nhân sau khi tiêm vẫn có thể bị lại.

Y học cổ truyền

Châm cứu, cấy chỉ giúp giảm đau viêm. Phối hợp với vật lý trị liệu trong lúc chờ đợi phẫu thuật.

Thuốc y học cổ truyền ít tác dụng, thành phần không rõ ràng. Nguy cơ suy thận suy gan nếu dùng ko đúng. Chỉ có tác dụng bổ trợ giống như thuốc Tây y.

Trường hợp nặng ngón tay bị lò xo giai đoạn 2 – 3. Không đáp ứng với thuốc uống, chích hay vật lí trị liệu cần được thực hiện phẫu thuật.

Không điều trị dẫn tới hậu quả gì?

Ngón tay cong không gây ảnh hướng đến tính mạng. Nhưng ảnh hưởng thẩm mỹ, cũng như chất lượng cuộc sống. Do bệnh nhân đau không vận động được ngón tay. Để lâu ngày gân xơ hóa co rút khó điều trị.

Khi nào cần phẫu thuật

Bệnh nhân giai đoạn 1-2 có thể chỉ điều trị với thuốc uống và tập vật lí trị liệu. Nhưng giai đoạn 3 thì cần phải được phẫu thuật để điều trị triệt để bệnh.

Phương pháp nào điều trị triệt để bệnh

Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh. Nhưng trong các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Thì phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt để nhất bệnh ngón tay lò xo. Sau mổ bệnh nhân hoàn toàn tập vận động sớm ngón tay. Được điều trị phối hợp thuốc. Tỉ lệ tái phát gần như không có.

Quá trình mổ ngón tay cò súng

Chi phí mổ như thế nào

Chi phí một cuộc mổ thường tư 3 đến 10 triệu tùy bệnh viện tư hay công. Bệnh viện tư dao dộng 7-10 triệu. Bệnh viện công từ 3-5 triệu.

Mổ ngón tay lò xo ở bệnh viện nào uy tín

Đa số các bệnh viện từ hạng 2 trở lên đều có thể mổ được. Không phải chỉ riêng bệnh viện chuyên khoa như BV Chấn Thương Chỉnh Hình. Một số bệnh viện vẫn mổ có BHYT bệnh này như:

  • Bệnh viện Trưng Vương
  • Bệnh viện Nhân Dân 115
  • Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
  • Bệnh viện Nguyễn Trãi

Theo dõi và tái khám như thế nào

Bệnh nhân cần được theo dõi đánh giá trong quá trình điều trị. Tránh các tác dụng phụ của thuốc kháng viêm giảm đau. Dùng không đúng liều nguy cơ suy gan thận. Đặc biệt là thuốc corticoid gây nhiều biến chứng nặng nề như: khó kiểm soát huyết áp, đường huyết, đục thủy tinh thể.

Sau mổ bệnh nhân cần được theo dõi vết mổ. Tái khám để bác sĩ đánh giá vết mổ có nhiễm trùng hay không. Sẹo xơ dính sau mổ hay không. Và bác sĩ hướng dẫn tập vật lí trị liệu và vận động ngón tay sau mổ.

Làm gì để phòng ngừa bệnh tái phát

Bệnh nhân sau mổ thường không tái phát tại ngón đó. Nhưng vẫn có thể bị các ngón khác nên cần phải phòng ngừa.

Phòng tránh các yếu tố nguy cơ:

  • Tránh vi chấn thương trong lúc lao động
  • Phát hiện và điều trị sớm bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, gút, đái tháo đường.
  • Điều chỉnh các dị tật gây lệch trục của chi.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc nhóm Quinolon.

Liên Hệ Khám Bác Sĩ

BÁC SĨ QUỲNH
Bác sĩ Bệnh Viện Trưng Vương. Hợp tác tại Bệnh viện Hồng Đức – Bệnh viện An Sinh. Chuyên khoa Chấn Thương Chỉnh Hình – Y Học Thể Thao. Chuyên điều trị khớp do thoái hoá gây đau, do thấp. Gãy xương do chấn thương hay bệnh lý. Phẫu thuật dây chằng. Mổ thay khớp gối – khớp háng.
Gọi ngay để được tư vấn. BS Quỳnh 0936231699
⭐ Sưng gân ngón tay

BN: Em năm nay 23 tuổi. Bị sưng đỏ đau khớp bàn ngón tay. Vùng gân ngón tay như BS đã đề cập. Tuy nhiên đi khám thì được chẩn đoán viêm khớp. Cho em hỏi liệu có đúng k ạ?.
BS: Các triệu chứng đau của bàn tay có thể na ná nhau. Rất dễ nhầm lẫn. Bạn hãy đến BV lớn có chuyên khoa để được khám và điều trị.

⭐ U gân ngón tay

Bệnh nhân hỏi: tình cờ phát hiện u ở vùng lòng bàn tay. Ngay gần khớp bàn ngón tay. Nhưng không gây triệu chứng đau khi gấp hay vận động ngón tay. Vậy em có phải bị bệnh viêm bao gân rồi không ạ? Và điều trị như thế nào?
BS: Tình trạng của bạn mô tả không giống với viêm bao gân gập của ngón tay. Tuy nhiên rất giống với triệu chứng u nang hoạt dịch. Thường không gây đau. Để biết chính xác. Bạn nên tới gặp bác sĩ khám để biết phương thức điều trị phù hợp.

⭐ Ngón tay trỏ của em rất đau khi co và gấp lại. Thưa bác sĩ cho em biết triệu chứng của em như thế. Thì sẽ được bác sĩ chẩn đoán là bệnh gì ạ và có thể điều trị khỏi hẳn được không ạ?

BS trả lời: Tình trạng bệnh bạn mô tả hoàn toàn giống với triệu chứng của bệnh ngón tay lò xo. Bạn liên hệ với Bác sĩ theo số điện thoại 0936231699. Để được bác sĩ khám. Bệnh này hoàn toàn có thể chữa khỏi nhé!

Nhận xét