Giải Phẫu Vùng Mông

Vùng mông gồm 9 cơ chia thành 3 lớp nông giữa sâu 2-2-5. Có bó mạch thần kinh phân chia bởi cơ hình lê. Phía trên là bó mạch thần kinh mông trên. Phía dưới là thần kinh bì đùi sau. Bó mạch thần kinh mông dưới, thần kinh ngồi, thần kinh thẹn. Và các nhánh của đám rối cùng và cụt.

Mông giới hạn
* ở trên là mào chậu,
* dưới là nếp lằn mông,
* ngoài là đường nối từ gai chậu trước trên đến mấu chuyển lớn
* trong là mào giữa xương cùng

  • Lớp nông vùng mông có:
    • Thần kinh bì mông trên ( thuộc nhánh thần kinh thắt lưng)
    • Thần kinh bì mông giữa ( thuộc thần kinh cùng và cụt)
    • Thần kinh bì mông dưới ( thuộc thần kinh bì đùi sau)
    • Mạc nông: chia thành 2 lá bọc lấy cơ mông lớn
      * đi xuống dưới dính vào mạc đùi
      * đi ra ngoài dính vào dải chậu chày và cơ căng mạc đùi.
  • Lớp sâu vùng mông:
    • Loại cơ chậu – mấu chuyển: cơ căng mạc đùi, cơ mông lớn, cơ mông nhỡ, cơ mông bé. Và cơ hình lê.
      Động tác: Duỗi, dạng và xoay đùi.
    • Loại cơ ụ ngồi – xương mu – mấu chuyển: cơ bịt trong, sinh đôi, vuông đùi, và bịt ngoài.
      Động tác: xoay ngoài đùi.

LỚP CƠ VÙNG MÔNG (2-2-5)

Cơ vùng mông chia thành 2 loại cơ như nói ở trên và chia thành 3 lớp.

LỚP CƠ NÔNG vùng mông

Nguyên uỷ Bám tận Động tác
Cơ mông lớn
(gluteus maximus)
– 1/4 sau mào chậu
– Diện mông xương chậu (sau đường mông sau)
– Dây chằng cùng ụ ngồi
– Xương cùng (mặt sau)
– Dải chậu chày
– Đường ráp xương đùi
– Duỗi đùi ( giúp đứng thẳng)
– Xoay ngoài đùi và
– Nghiêng chậu hông
Cơ căng mạc đùi Mào chậu 1/3 trên và 2/3 dưới dải chậu chày – Căng mạc đùi
– Gấp, dạng, xoay trong đùi
– Gấp, dạng, xoay ngoài chậu

Dải chậu chày: phía sau liên tục với mạc nông. Phía trước bao quanh cơ căng mạc đùi và liên tục với mạc đùi. Bám tận đầu trên xương chày.

LỚP CƠ GIỮA vùng mông

Nguyên uỷ Bám tận Động tác
Cơ mông nhỡ
(gluteus medius)
– 3/4 trước mào chậu
– diện mông xương chậu
(đường mông trước và sau)
mấu chuyển lớn (phía ngoài) – Dạng đùi và nghiêng người sang bên
– phần trước: gấp và xoay trong đùi
– phần sau: dạng và xoay ngoài
Cơ hình lê – Đốt sống cùng 2-3-4 ( mặt chậu)
– Khuyết ngồi lớn
– Dây chằng cùng gai ngồi
mấu chuyển lớn (phía sau) Dạng, xoay ngoài đùi
  • Tất cả cơ lớp giữa đi phía sau cổ xương đùi
  • Thần kinh chi phối: nhánh bên đám rối thần kinh cùng (trừ cơ bịt ngoài do thần kinh bịt)

LỚP CƠ SÂU vùng mông

Nguyên uỷ Bám tận Động tác
Cơ mông bé diện mông xương chậu
(đường mông trước và dưới)
mấu chuyển lớn (phía trước) Dạng, xoay trong đùi
Cơ bịt trong -Chu vi lỗ bịt ( mặt chậu)
và màng bịt
mấu chuyển lớn (mặt trong) – Xoay ngoài
– Duỗi, dạng khi đùi gấp
Cơ sinh đôi trên
và dưới
– Gai ngồi
– Khuyết ngồi bé
giống cơ bịt trong – Xoay ngoài
– Duỗi, dạng khi đùi gấp
Cơ vuông đùi ụ ngồi mào gian mấu xương đùi – Xoay ngoài
– Khép đùi
Cơ bịt ngoài – Vành ngoài của lỗ bịt
và màng bịt
hố mấu chuyển xương đùi giống cơ vuông đùi

MẠCH MÁU- THẦN KINH VÙNG MÔNG

Mạch máu thần kinh được chia thành 2 bó trên – dưới. Dựa vào cơ hình lê.

MẠCH MÁU – THẦN KINH TRÊN CƠ HÌNH LÊ

  • Động mạch mông trên
  • Thần kinh mông trên
Động mạch mông trên (gluteal superior artery)
Nguyên uỷ – Nhánh của động mạch chậu trong
– Đi giữa đám rối thắt lưng cùngdây cùng 1 qua lỗ tạo bởi khuyết ngồi lớn và mạc chậu.
– Vùng mông: nằm trên cơ hình lê. Nằm sâu hơn cơ mông lớn và tĩnh mạch mông trên.
Phân nhánh – nhánh nông: giữa cơ mông lớn và nhỡ
– nhánh sâu: giữa cơ mông nhỡ và bé
Vòng nối – Động mạch chậu ngoài: qua nhánh mũ chậu sâu (circumflex profundus iliac artery )
– Động mạch châu trong: động mạch mông dưới (glutea inferior artery)
– Động mạch đùi sâu: qua nhánh mũ đùi ngoài ( circumflex lateral femoral artery)
Thần kinh mông trên (gluteal superior nerve)
Đường đi – Nhánh của thần kinh thắt lưng 4,5 và S1
– Chui qua khuyết ngồi lớn, đi cùng động mạch và tĩnh mạch mông trên.
– Nằm sâu hơn động mạch
Vận động 3 cơ: cơ mông nhỡ, cơ mông bé và cơ căng mạc đùi

MẠCH MÁU – THẦN KINH DƯỚI CƠ HÌNH LÊ

  • Lớp nông: thần kinh bì đùi sau
  • Lớp giữa: thần kinh ngồi, bó mạch thần kinh mông dưới, thần kinh thẹn.
  • Lớp sâu:
    • Nhánh của đám rối cùng: vận động cơ bịt trong, sinh đôi trên và dưới, cơ vuông đùi.
    • Nhánh thần kinh hậu môn – cụt: cảm giác quanh xương cụt
LỚP NÔNG Thần kinh bì đùi sau (cutaneus femoralis posterior nerve)
Đường đi và liên quan – Nhánh của thần kinh cùng S1,2,3
– Sau thần kinh ngồi. Giữa cơ mông lớn. Nằm bờ dưới cơ hình lê.
– Đi xuống vùng đùi sau: nằm trên đầu dài cơ nhị đầu đùi. Và xuyên qua lớp mạc gần hố kheo.
Phân nhánh – Nhánh bì mông dưới: vòng dưới cơ mông lớn, cảm giác vùng này.
– Nhánh đáy chậu: cảm giác cơ quan sinh dục ngoài.
LỚP GIỮA 1. Thần kinh ngồi
Đường đi và liên quan – gồm thần kinh chày và mác nằm trong một bao chung, tách nhau ở vùng kheo
+ Thần kinh chày: nhánh trước của thần kinh thắt lưng L4,5 và cùng S1,2,3.
+ Mác chung: nhánh trước của thần kinh thắt lưng L4,5 và cùng S1,2.
– Nằm dưới cơ hình lê. Trước cơ mông lớn. Sau nhóm cơ ụ ngồi – xương mu – mấu chuyển.
– Nằm ngoài bó mạch thần kinh mông dưới và TK thẹn. Phía trước thần kinh bì đùi sau.
Phân nhánh Vùng mông không cho nhánh nào
Bề mặt – Điểm A: điểm nối 1/3 trên và 1/3 giữa đường nối gai chậu sau trên và ụ ngồi
– Điềm B: điểm giữa mấu chuyển to và ụ ngồi
– Điểm C: góc trên của trám kheo
Dấu Valleix: khi TK ngồi viêm ấn đau dọc đường nối 3 điểm này
2. Thần kinh mông dưới
Đường đi và liên quan – Nhánh của thần kinh thắt lưng L5 và S1,2.
– Nằm dưới cơ hình lê.
Vận động Cơ mông lớn
3. Động mạch mông dưới
Nguyên uỷ và liên quan – là nhánh của động mạch chậu trong
– Nằm dưới cơ hình lê. Trong và nông hơn thần kinh ngồi. Ngoài thần kinh thẹn
Nhánh tận – nhánh nối với động mạch mũ đùi ngoài và trong (động mạch đùi sâu)
– nhánh cho thần kinh ngồi
4. Thần kinh thẹn
Đường đi và liên quan – Xuất phát từ ngành trước S2,3,4
– đi qua khuyết ngồi to, rồi ôm quanh gai ngồi. Vào lại qua khuyết ngồi bé.
– Đi trong ống thẹn cùng động mạch thẹn.
Chi phối Vùng đáy chậu và sinh dục ngoài.
5. Động mạch thẹn trong
Nguyên uỷ và liên quan nhánh của động mạch chậu trong. Đường đi giống thần kinh thẹn.
  • Thần kinh mông trên: L4,5 và S1
  • Thần kinh mông dưới: L5 và S1,2
  • Thần kinh chày: L4,5 và S1,2,3
  • Thần kinh mác chung: L4,5 và S1,2
  • Thần kinh bì đùi sau: S1,2,3
  • Thần kinh thẹn: S2,3,4
  • Nơi xuất hiện của bó mạch thần kinh mông trên: 1/3 trên và giữa. Đường nối gai chậu sau trên và mấu chuyển lớn
  • Nơi xuất hiện của bó mạch thần kinh mông dưới và thẹn: 1/3 giữa và dưới. Đường nối gai chậu sau trên và ụ ngồi.

Tham khảo nên xem:

BÁC SĨ QUỲNH

Bác sĩ Bệnh Viện Trưng Vương. Hợp tác tại Bệnh viện Hồng Đức – Bệnh viện An Sinh. Chuyên khoa Chấn Thương Chỉnh Hình – Y Học Thể Thao. Chuyên điều trị khớp do thoái hoá gây đau, do thấp. Gãy xương do chấn thương hay bệnh lý. Phẫu thuật dây chằng. Mổ thay khớp gối – khớp háng. Gọi ngay để được tư vấn. BS Quỳnh 0936231699

Bài viết Giải Phẫu Vùng Mông đã xuất hiện đầu tiên tại Bác sĩ Lê Văn Quỳnh.



{ Xem thêm tại: | Nguồn bài viết tại: | Xem bài viết gốc ở đây:| } Giải Phẫu Vùng Mông

Nhận xét