Giải Phẫu Cẳng Tay

Cẳng tay giới hạn dưới nếp khuỷu 3 khoát ngón tay đến nếp gấp cổ tay xa nhất. Chia thành cẳng tay trước và sau nhờ xương quay trụ và màng gian cốt.
Cẳng tay trước gồm 3 lớp 8 cơ, vận động bởi thần kinh trụ và thần kinh giữa. Cẳng tay sau gồm 12 cơ, vận động bởi thần kinh quay.

CẲNG TAY TRƯỚC

  • Giới hạn mặt trước của xương quay, xương trụ và màng gian cốt. Bờ trong giới hạn bởi mỏm khuỷu và bờ sau xương trụ. Bờ ngoài giới hạn bởi bờ trước xương quay.
  • giới hạn trong ngoài không bắt chéo thần kinh vận động nên có thể mổ theo đường này.
  • Lớp nông:
    * tĩnh mạch đầu (vein cephalica) phía ngoài,
    * tĩnh mạch nền ( vein basilica) phía trong,
    * tĩnh mạch giữa cẳng tay ( vein mediana antebrachii).
    * Thần kinh bì cẳng tay trong phía trong và bì cẳng tay ngoài (thần kinh cơ bì).

LỚP CƠ

Lớp nông
Nguyên uỷ
(tất cả đều bám mỏm trên lồi cầu trong)
Bám tận Động tác
Cơ sấp tròn – Đầu xương trụ: Mỏm vẹt 1/3 giữa, mặt ngoài xương quay – Sấp bàn tay
– Gấp khuỷu
Cơ gấp cổ tay quay nền xương bàn 2 – Gấp và dạng cổ tay
– Gấp khuỷu
Cơ gan tay dài cân gan tay và mạc giữ gân gấp gấp nhẹ cổ tay
Cơ gấp cổ tay trụ
– Đầu xương trụ: Mỏm khuỷu và bờ sau xương trụ
– Xương đậu
– Xương bàn 5
– Xương móc
Gấp và khép cổ tay
Lớp giữa
Nguyên uỷ Bám tận Động tác
Cơ gấp các ngón nông – Mỏm trên lồi cầu trong và mỏm vẹt
– Nửa trên bờ trước xương quay
nền đốt 2 ngón ( gân thủng) 2,3,4,5 gấp khớp liên đốt gần và cổ tay
cơ gấp các ngón nông
cơ gấp các ngón nông và sâu
Lớp sâu
Nguyên uỷ Bám tận Động tác
Cơ gấp các ngón sâu mặt trước và trong xương trụ, màng gian cốt nền đốt 3 ngón 2,3,4,5 ( gân xuyên) gấp khớp liên đốt xa và cổ tay
Cơ gấp ngón cái dài 1/3 giữa mặt trước xương quay nền đốt 2 ngón cái gấp ngón cái
Cơ sấp vuông mặt trước 1/4 dưới xương trụ mặt trước 1/4 dưới xương quay sấp cẳng – bàn tay
cơ sấp vuông
cơ sấp vuông
  • Các cơ lớp nông, giữa thành gân ở giữa cẳng tay. Còn lớp sâu ở 1/3 xa cẳng tay
  • Gân cơ gấp các ngón sâu xếp cùng 1 mặt phẳng.
  • Gân cơ gấp ngón nông xếp thành hai lớp: 3-4 trước, 2-5 sau. Tới cổ tay xếp trên cùng 1 mặt phẳng.
  • Cơ gấp nông: bó cơ 2 và 5 bị gián đoạn bởi 3,4 nên gọi là cơ nhị thân.
  • Thần kinh quay chi phối hết cơ cẳng tay trước. Trừ: cơ gấp cổ tay trụ và cơ gấp sâu các ngón (bó 4,5) do thần kinh trụ chi phối.

MẠCH MÁU

Động mạch trụ
Đường đi – Từ 3cm dưới nếp khuỷu. Phía sau cơ sấp tròn, cơ gấp cổ tay quay, cơ gan tay dài, cơ gấp nông.
– Bắt chéo phía sau thần kinh giữa, tại vị trí phía sau cơ sấp tròn và cơ gấp nông ( đầu quay và đầu cánh tay trụ).
– Đi cùng thần kinh trụ tại 1/3 trên và 1/3 giữa xương trụ, đi ngay sau cơ gấp cổ tay trụ ( cơ tuỳ hành của động mạch trụ)
– Ở cổ tay: đi trước mạc giữ gân gấp, ngoài xương đậu vào bàn tay.
Phía trước động mạch trụ ở cổ tay che bởi mạc giữ gân gấp, nối từ cơ gấp cổ tay trụ đến xương thang.
Nhánh tận 4 cặp Nhánh quặt ngược trụ: trước nối với dưới (động mạch bên trụ dưới), sau nối với trên (động mạch bên trụ trên)
Nhánh gian cốt chung: chia thành gian cốt trước và gian cốt sau.
* Nhánh gian cốt trước cùng thần kinh gian cốt trước thành bó mạch thần kinh gian cốt trước.
* Nhánh gian cốt trước cho nhánh động mạch giữa đi cùng thần kinh giữa
* Nhánh gian cốt sau cho nhánh gian cốt quặt ngược nối với động mạch bên giữa
– Nhánh gan cổ tay và mu cổ tay
– Nhánh gan tay sâu: tạo thành cung gan tay sâu
– Cung gan tay nông: tạo thành cung gan tay nông
Động mạch quay
Đường đi – Từ 3cm dưới nếp khuỷu. Đi sau trong cơ cánh tay quay (cơ tuỳ hành của động mạch quay)
– 1/3 trên đi cùng cơ sấp tròn. 2/3 dưới đi cùng cơ gấp cổ tay quay.
– 1/3 dưới đi ngay trước xương quay.
– Ở cổ tay: vòng ra sau vào hõm lào.
Hõm lào:
* Phía trong: cơ duỗi ngón cái dài
* Phía ngoài: cơ duỗi ngón cái ngắn và cơ dạng ngón cái dài.
– Thần kinh quay (nhánh nông) chỉ đi cùng động mạch quay ở 1/3 giữa cẳng tay.
Nhánh tận 4 cặp – Nhánh quặt ngược quay: nối với động mạch bên quay
– Nhánh gan cổ tay và mu cổ tay: nối với nhánh của động mạch trụ
– Cung gan tay nông và sâu: nối với động mạch trụ
– Nhánh động mạch ngón cái chính

THẦN KINH

Thần kinh trụ – Từ rãnh thần kinh trụ đi trước cơ gấp các ngón sâu, sau cơ gấp cổ tay trụ.
– Đi trong động mạch trụ.
– Vận động: cơ gấp cổ tay trụ và cơ gấp các ngón sâu (bó 4-5)
Thần kinh giữa – Đi sâu dưới cơ sấp tròn, cơ gấp cổ tay quay, cơ gan tay dài, cơ gấp nông.
– Bắt chéo động mạch trụ ở 1/3 trên.
– Đi kèm với động mạch giữa ( nhánh của ĐM gian cốt trước)
– Vận động tất cả các cơ cẳng tay trước, trừ 2 cơ của thần kinh trụ chi phối.
– Nhánh vận động cho cơ sấp vuông gọi là thần kinh gian cốt trước.
Nhánh nông thần kinh quay – Đi sau cơ duỗi cổ tay quay dài và cơ cánh tay quay
– Đi phía ngoài động mạch quay từ 1/3 giữa cẳng tay
– Cảm giác nửa ngoài mu tay

CẲNG TAY SAU

  • Phía trong: thần kinh bì cẳng tay trong
  • Phía ngoài: nhánh bì của thần kinh cơ bì
  • Phía sau: nhánh bì cẳng tay sau, của dây thần kinh quay

LỚP CƠ CẲNG TAY SAU

  • Chia thành lớp nông và lớp sâu
    • Lớp nông: nhóm ngoài và nhóm sau

Nhóm cơ ngoài của lớp nông: 3 cơ

Nguyên uỷ Bám tận Động tác
Cơ cánh tay quay – 2/3 trên của mỏm trên lồi cầu ngoài
– vách gian cơ ngoài cánh tay
nền mỏm trâm quay – gấp cẳng tay
– sấp cẳng tay nếu đang ngửa
– ngửa cẳng tay nếu đang sấp
Cơ duỗi cổ tay quay dài – 1/3 dưới của mỏm trên lồi cầu ngoài
– vách gian cơ ngoài
nền xương bàn 2
(tương đương cơ gấp cổ tay quay phía trước)
– duỗi và dạng bàn tay
– cố định cổ tay lúc gấp hay duỗi các ngón
Cơ duỗi cổ tay quay ngắn mỏm trên lồi cầu ngoài nền xương bàn 3 – duỗi và dạng cổ tay

Nhóm cơ sau của lớp nông: 4 cơ

Nguyên uỷ Bám tận Động tác
Cơ duỗi chung các ngón mỏm trên lồi cầu ngoài
mạc cẳng tay
nền đốt 2 ngón 2,3,4,5 duỗi ngón tay và cổ tay
Cơ duỗi ngón út mỏm trên lồi cầu ngoài
mạc cẳng tay
đốt 1 ngón út duỗi ngón út
Cơ duỗi cổ tay trụ mỏm trên lồi cầu ngoài
mạc cẳng tay
nền xương bàn 5 – duỗi và khép bàn tay
– cố định cổ tay khi gấp hay duỗi các ngón
Cơ khuỷu mỏm trên lồi cầu ngoài bờ ngoài mỏm khuỷu và
mặt sau xương trụ
duỗi cẳng tay

Nhóm cơ lớp sâu: 5 cơ

Nguyên uỷ Bám tận Động tác
Cơ dạng ngón cái dài mặt sau xương trụ, x.quay và
màng gian cốt
nền đốt bàn 1 dạng ngón cái và bàn tay
Cơ duỗi ngón cái ngắn mặt sau xương quay và
màng gian cốt
nền đốt 1 ngón cái duỗi đốt gần ngón cái và dạng bàn tay
Cơ duỗi ngón cái dài mặt sau xương trụ 1/3 giữa và
màng gian cốt
nền đốt 2 ngón cái duỗi đốt xa ngón cái và dạng bàn tay
Cơ ngón trỏ mặt sau xương trụ và
màng gian cốt
gân duỗi các ngón ở ngón trỏ duỗi khớp liên đốt gần
Cơ ngửa – mỏm trên lồi cầu ngoài
– dây chằng bên ngoài
– dây chằng vòng quay
– mào cơ ngửa (x.trụ)
mặt ngoài, bờ sau xương quay ngửa cẳng bàn tay
  • Cơ lớp nông thành gân ở 1/2 giữa, cơ lớp sâu thành gân ở 1/3 xa.
  • Chi phối thần kinh: tất cả đều do thần kinh quay chi phối

MẠCH MÁU và THẦN KINH

  • Nằm giữa lớp nông và sâu: động mạch và thần kinh gian cốt sau
    • Động mạch gian cốt sau: nhánh của động mạch gian cốt chung. Có 2 tĩnh mạch đi kèm.
    • Thần kinh gian cốt sau:
      • là nhánh sâu của thần kinh quay
      • Vận động tất cả cơ cẳng tay sau,
      • trừ cơ cánh tay quay và cơ duỗi cổ tay quay dài ( nhánh bên thần kinh quay chi phối)

Tham khảo nên xem:

BÁC SĨ QUỲNH

Bác sĩ Bệnh Viện Trưng Vương. Hợp tác tại Bệnh viện Hồng Đức – Bệnh viện An Sinh. Chuyên khoa Chấn Thương Chỉnh Hình – Y Học Thể Thao. Chuyên điều trị khớp do thoái hoá gây đau, do thấp. Gãy xương do chấn thương hay bệnh lý. Phẫu thuật dây chằng. Mổ thay khớp gối – khớp háng. Gọi ngay để được tư vấn. BS Quỳnh 0936231699

Bài viết Giải Phẫu Cẳng Tay đã xuất hiện đầu tiên tại Bác sĩ Lê Văn Quỳnh.



{ Xem thêm tại: | Nguồn bài viết tại: | Xem bài viết gốc ở đây:| } Giải Phẫu Cẳng Tay

Nhận xét