Đau xương chậu | Bác Sĩ nói gì?
Đau xương chậu nguyên nhân là gì? Cùng tìm hiểu cấu trúc xương chậu, các nguyên nhân thường gặp gây đau xương chậu, biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Xương chậu
Giải phẫu xương chậu nằm ở đâu
Vị trí và hình dạng
Xương chậu là xương dẹt trên cơ thể. Là xương xốp. Nằm ở vị trí giữa eo và đùi ( hình trên). Tiếp giáp với cột sống phía sau qua xương cột sống cùng cụt. Qua khớp cùng chậu. Hai xương đùi ở 2 bên hông. Qua khớp háng. Tạo thành khung đỡ. Dồn chịu lực cho toàn cơ thể. Truyền lực từ trục cột sống xuống 2 chân.
Cấu tạo
Xương chậu hình cánh quạt. Cấu tạo gồm 3 xương 2 mặt 4 góc và 4 bờ.
- Cấu thành từ các xương: xương cánh chậu ở trên, xương mu ở trước, xương ụ ngồi ở phía sau.
- Hai mặt gồm: mặt trong và mặt ngoài. Gờ vô danh nằm giữa chia mặt trong thành 2 phần. Phần trên có lồi chậu. Phần dưới có diện vuông và lỗ bịt. Mặt ngoài: ở giữa là ổ cối, cấu tạo bởi diện khớp, khớp với đầu trên xương đùi tạo thành khớp háng. Phía dưới ổ cối là lỗ bịt. Phía trên là xương chậu Phía trước ổ cối là xương mu. Phía sau ổ cối là xương ngồi.
- Bốn góc:
Phía trên: trước là gai chậu trước trên, sau là gai chậu sau trên.
Phía dưới: trước là củ mu, sau là ụ ngồi. - Bốn bờ:
Bờ trước gồm gai chậu trước trên, khuyết nhô, gai chậu trước dưới, diện lược, mào lược, gai mu.
Bờ sau gồm gai chậu sau trên, gai chậu sau dưới, khuyết ngồi lớn, khuyết ngồi bé, gai ngồi, ụ ngồi.
Bờ trên hay mào chậu cong hình chữ S dày ở phía trước và phía sau, mỏng ở giữa.
Bờ dưới hay ngành ngồi mu tạo thành từ xương ngồi và xương mu.
Cần hiểu rõ cấu tạo của các phần cấu trúc này của xương chậu, thì mới có thể biết được nguyên nhân gây bệnh của nó.
Vùng xương chậu giới hạn từ phần xương mu đến bẹn, đùi và quanh hông, nằm dưới eo và bao trọn vùng hông đến đùi.
Chức năng của xương chậu
Cấu tạo, hình dáng và mối liên quan với các cơ quan lận cận. Chính là tiền đề cho chức năng của xương xốp lớn nhất cơ thể.
Sự kết dính phía sau với cột sống qua khớp cùng chậu. Là một khớp bất động. Giữ cho cột sống và hình dáng cơ thể luôn đứng thẳng. Đồng thời truyền lực từ phần trên cơ thể xuống 2 chân, chia đều lực giữ cho 2 chân nâng đỡ toàn cơ thể.Đây chính là điểm giúp con người khác biệt với các loài động vật khác. Nhờ con người có thể đứng thẳng và đi bằng 2 chân.
Sự khớp với 2 chi dưới qua ổ cối, là một ổ khớp có diện tiếp xúc rộng, khớp với chỏm xương đùi 2 bên. Là một khớp động. Nên cơ thể nhờ đó mà có sự linh hoạt, uyển chuyển trong các động tác. Thực hiện được nhiều động tác khác nhau như ngồi, đi, đứng thẳng, chạy nhảy….
Hình dạng 2 xương chậu gắn vào nhau giống như cái chậu. Tạo thành một khung giữ, với các thành là xương cứng. Bảo vệ các cơ quan và nội tạng quan trọng vùng chậu. Ví dụ như: bàng quang, niệu quản, niệu đạo, đại trực tràng. Cơ quan sinh dục ở nữ như tử cung, buồng trứng, thai nhi khi mang thai. Cơ quan sinh dục ở nam như ống dẫn tinh.
Đặc điểm xương chậu
Xương chậu là xương xốp lớn nhất trong cơ thể. Vì thế khi chấn thương thường gây mất rất nhiều máu. Bệnh nhân gãy xương chậu có thể tử vong vì đau và mất máu quá nhiều.
Khi chấn thương gây di lệch và đau, ảnh hưởng đến khả năng đi lại. Làm biến dạng tư thế, thậm chí mất khả năng vận động.
Do sự che chắn bảo vệ các cơ quan và nội tạng. Nên khi đã bị mất cấu trúc ban đầu. Ví dụ như gãy xương chậu, mảnh gãy có thể đâm lủng mạch máu, bàng quang, hay ruột.
Đau xương chậu
Đau vùng xương chậu là đau vùng phía dưới của bụng. Nguyên nhân do nhiều cơ chế khác nhau, nhiều cơ quan khác nhau. Có thể phân loại dựa vào thời gian cấp tính hay mạn tính. Hoặc có thể phân loại theo hệ cơ quan và từng loại bệnh.
Cấp tính
Cấp tính: thời gian xảy ra ngắn, đột ngột, thường từ vài giờ đến vài ngày. Điển hình là sau chấn thương. Bệnh nhân bị tai nạn, té đập trực tiếp vào vùng chậu gây nên đau vùng chậu cấp tính.
Ví dụ: bệnh nhân sau uống rượu bia, đi xe té, vùng bụng dưới đập trúng vô lăng. Sau té bệnh nhân đau nhiều vùng hạ vị, đi tiểu đau buốt, hay đi lại đau. Hoặc bệnh nhân biểu hiện đau vùng bụng chậu bên phải một đến vài ngày, có biểu hiện sốt kèm theo. Có thể bệnh nhân bị viêm ruột thừa. Tất cả các nguyên nhân gây đau cấp tính thường đe doạ tính mạng. Bệnh nhân cần tới khám Bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Bất kì đau vùng chậu hay đau vị trí nào trong cơ thể cần biết 7 tính chất của đau: vị trí, hướng lan, thời gian, kiểu đau, khởi phát đau như thế nào, yếu tố tăng giảm đau, triệu chứng kèm theo.
-
Gãy xương chậu
Bệnh nhân sau chấn thương, ấn đau chói vùng chậu, đau tăng khi cử động. Mất khả năng đi lại. Có thể kèm tổn thương như tiểu máu hay đi cầu ra máu, biểu hiện của tổn thương bàng quang, niệu đạo hay đại trực tràng.
-
Viêm ruột thừa:
Tính chất cơn đau: đau thường khởi phát tại hố chậu phải (vùng 8) hay quanh rốn ( vùng 4). Có thể đau âm ỉ hố chậu phải hay đau quặn quanh rốn từng cơn giai đoạn đầu, sau đó đau lan xuống hố chậu phải. Lúc này đau chỉ còn ở hố chậu phải mà không còn đau quanh rốn nữa. Thời gian thường từ vài giờ, hoặc kéo dài vài ngày. Có thể kèm theo ói, tiêu chảy hoặc sốt. Nếu có các triệu chứng trên có thể bạn đã bị viêm ruột thừa. Cần đến gặp bác sĩ để được phát hiện kịp thời. Nếu để lâu ruột thừa vỡ gây nhiễm trùng ổ bụng, lan ra nhiễm trùng máu.
-
Thai ngoài tử cung
Tình huống điển hình, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, trễ kinh, nhưng chưa đi khám hay siêu âm kiểm tra. Cảm thấy đau tức hố chậu bên phải hoặc bên trái. Thường không kèm theo sốt hay đi cầu lỏng. Nếu bệnh nhân đau dữ dội, kèm theo da xanh xao, chóng mặt, cần tới bệnh viện khẩn cấp để được điều trị sớm.
-
Đau do sỏi niệu quản
Bệnh nhân thường khởi phát đột ngột, đau quặn vùng hố chậu phải hay trái. Có khi là đau hông lưng bên phải hay bên trái, rồi đau lan dọc xuống hố chậu cùng bên. Kèm tiểu máu hoặc tiểu đau rát đường tiểu.
-
Viêm bàng quang xuất huyết cấp
Đau thường âm ỉ vùng hạ vị ( vùng 7), không lan, không tư thế tăng giảm đau. Kèm tiểu đau rát đường tiểu, có khi tiểu máu. Cảm giác mắc tiểu liên tục phải đi vệ sinh. Không nhịn tiểu được.
Mạn tính
Là tình trạng đau vùng chậu dai dẳng, thường thì những bệnh lý này không gây ảnh hưởng tính mạng. Nhưng đa phần làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
-
-
Viêm khớp háng
-
Đau thường ngay vùng khớp háng. Đau tăng khi đi lại, vận động nhiều. Nên bệnh thường nặng hơn vào buổi chiều hay buổi tối. Ảnh hưởng nặng hơn đặc biệt khi leo cầu thang. Và thường thì buổi sáng đỡ đau hơn. Thường không kèm theo triệu chứng khác. Chẩn đoán cần chụp x quang và xét nghiệm máu. Hãy gặp bác sĩ chấn thương chỉnh hình của bạn
-
-
Viêm khớp cùng chậu
-
Cơn đau xuất hiện ở thắt lưng hông, có thể lan rộng ra vùng xung quanh và dọc xuống chân
Cơn đau sẽ tăng mức độ khi người bệnh đứng lâu ở một tư thế.
Sốt nhẹ.
Đau âm ỉ kéo dài ở xương cụt và vùng xương chậu.
Chẩn đoán thường cần MRI vì hình ảnh khó thấy và thường bị bỏ qua trên phim chụp xq
-
-
Thoái hoá cột sống thắt lưng
-
Bệnh thường đau vùng cột sống thắt lưng. Giai đoạn đầu chỉ đau thắt lưng đơn thuần. Giai đoạn sau bệnh tiến triển nặng bệnh nhân sẽ đau nhức vùng mông. Đau hay tê dọc từ mông xuống mặt sau đùi, mặt sau bắp chân và xuống tới lòng bàn chân. Có thể kèm bí tiểu hay táo bón. Hoặc tiêu tiểu không tự chủ.
-
-
Viêm vùng chậu do viêm phần phụ hay bệnh lý phụ khoa
-
Bệnh thường gây đau vùng hông phải hay đau bụng dưới bên trái gần xương chậu.
Kèm sốt hoặc có thể không sốt.
Thường kèm theo ra khí hư hay huyết trắng hôi. Tình trạng đau thường dai dẳng, có khi đau khi giao hợp.
U nang buồng trứng: u nang buồng trứng thường không đau, đau chỉ khi u lớn, gây xoắn. Tình trạng này gọi là bệnh u nang buồng trứng xoắn, là một tình trạng cấp cứu. Hoặc nhiễm trùng hay xuất huyết trong u.
-
-
Hội chứng ruột kích thích
-
Trên đây là một số tình trạng bệnh lý liên quan tới đau vùng xương chậu. Để biết rõ tình trạng bệnh của mình. Hãy đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn rõ ràng. Nếu bạn còn có câu hỏi gì. hãy bình luận phía dưới để được giải đáp thắc mắc.
Bài viết Đau xương chậu | Bác Sĩ nói gì? đã xuất hiện đầu tiên tại Bác sĩ Lê Văn Quỳnh.
{ Xem thêm tại: | Nguồn bài viết tại: | Xem bài viết gốc ở đây:| } Đau xương chậu | Bác Sĩ nói gì?
Nhận xét
Đăng nhận xét